Kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm nhưng vẫn đẹp và chất lượng

Bật mí những kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm không phải ai cũng biết. Giúp gia chủ có thể xây dựng được một căn nhà đẹp, phù hợp với sở thích, mong muốn cùng một mức giá tiết kiệm nhất có thể. Vậy kinh nghiệm đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Xác định nhu cầu sử dụng nhà ở của bạn

Một trong những bí quyết, kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm nhất chính là xác định nhu cầu sử dụng của gia đình. Việc xác định nhà ở giúp gia chủ xây dựng nhà đúng diện tích, không bị lãng phí

Xây nhà đủ theo nhu cầu sẽ giúp tận dụng hết các không gian, chi phí

2. Lựa chọn mảnh đất thuận lợi để xây nhà

Một trong những kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm nhất chính là lựa chọn cho mình một mảnh đất thuận lợi để xây nhà. Anh/Chị nên chọn mua nền đất thịt, hạn chế, tránh mua phải đất sét, đất nhão. Nơi có địa tầng đất yếu, khu vực dễ bị ngập lúng, gần mạch nước ngầm,...

Khi xây dựng và gia cố móng nhà, cần chọn những nền đất chắc chắn để đảm bảo sự an toàn cho ngôi nhà. Việc gia cố móng nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến tiến độ và chi phí xây nhà.

Lựa chọn mảnh đất thuận tiện cho xây dựng để đảm bảo an toàn cho ngôi nhà

Nền đất làm nhà thường phải cao hơn đất mặt đường. Do đó, Anh/Chị sẽ phải tốn một khoản chi phí lớn để nâng nền nếu như đất nền quá thấp. Đồng thời, rất dễ bị ảnh hưởng, bị ngập nước vào mùa mưa

Khi xây nhà trong hẻm nhỏ, chỉ dưới 1m sẽ ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng thi công. Gây nhiều bất lợi trong việc vận chuyển vật tư và khiến cho chi phí gia công tăng cao do tốn quá nhiều nhân lực

Khi chọn đất xây nhà, Anh/Chị cũng cần chú ý đến hệ thống thoát nước tại khu vực. Nếu như tại khu vực xây dựng không thông thoáng nước thì gia chủ sẽ phải tốn thêm các chi phí làm cống, ống dẫn nước

3. Tìm hiểu một số kiến thức về lĩnh vực xây dựng nhà ở

Chuẩn bị những kiến thức cơ bản về lĩnh vực xây nhà là yếu tố quan trọng giúp Anh/Chị vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí, vừa dễ theo dõi, giám sát chất lượng, quản lý tiến độ thi công của công trình. Những kiến thức cơ bản mà gia chủ nên nắm như:

Có nhiều kiến thức sẽ giúp gia chủ hiểu rõ công trình, các hạng mục công trình

  • Tham khảo kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm của người thân, bạn bè sao cho phù hợp với số tiền dự kiến

  • Số tầng nhà mong muốn của gia đình (nhà cấp 4 hay 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng...)

  • Diện tích xây nhà vừa đủ là bao nhiêu nhằm tránh sự lãng phí trong xây dựng

  • Bảng dự toán tổng chi phí xây dựng, số tiền thuê nhân công noa nhiêu

  • Ngoài ra, để có thể dự đoán kinh phí đúng nhất và tiết kiệm kinh phí dễ dàng, gia chủ cần xem qua các bảng giá kinh phí xây dựng theo m2 để đánh giá được mức độ kinh phí đầu tư cho gia đình

Tuy nhiên, phần mặt bằng xây dựng của từng vùng miền sẽ có sự chênh lệch trong cách tính. Do đó, Anh/Chị cần tìm hiểu kỹ lưỡng qua bạn bè, người thân, qua nhiều nguồn khác nhau để có được báo giá chính xác nhất

4. Nắm rõ tình hình tài chính của bản thân

Xây nhà nhà tiết kiệm nhất khi xác định tình hình tài chính của bản thân. Điều đó sẽ giúp gia chủ không bị rơi vào tình huống chưa xây nhà xong đã hết tiền. Nếu có nguồn thu nhập ổn định, Anh/Chị hãy xây nhà khi có đủ 70% tài chính.

5. Chọn nhà thầu uy tín

Mọi người thường truyền tai nhau kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm thông qua việc chọn nhà thầu xây dựng. Nhà thầu có mức giá rẻ không hẳn sẽ giúp Anh/Chị tiết kiệm bởi có thể sẽ không đảm bảo được chất lượng, độ an toàn của công trình.

Cần cân nhắc kỹ lưỡng để có thể chọn lựa được nhà thầu xây dựng uy tín, có các hình thức thi công với chất lượng vượt trội, đảm bảo phù hợp với từng điều kiện kinh tế của gia đình. Một nhà thầu xây dựng giàu kinh nghiệm có thể đóng góp ý kiến giúp Anh/Chị xây dựng được ngôi nhà lý tưởng, phù hợp với sở thích của mình

Một nhà thầu uy tín sẽ đảm bảo mang lại giải pháp xây nhà đẹp, chất lượng

Dù chọn bất kỳ nhà thầu nào, gia chủ cũng nên nắm rõ hình thức thi công, tiến độ thi công để trao đổi, đưa ra ý kiến góp phần hoàn thiện nhà ở của mình một cách tốt nhất

Trong quá trình ký kết hợp đồng xây dựng, chủ đầu tư và nhà thầu cần có bản cam kết rõ ràng để đảm bảo thực hiện đúng theo yêu cầu. Luôn đảm bảo được tiến độ thi công của công trình và hạn chế những chi phí phát sinh không cần thiết.

Kiến Tâm, nơi có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, luôn tận tâm với mọi công trình. Luôn cam kết đảm bảo chất lượng xây dựng với mức phí hợp lý nhất. Nhằm chia sẻ các khó khăn cho gia chủ trong quá trình xây dựng.

6. Chốt bản vẽ thiết kế

Trong kinh nghiệm xây nhà, tất cả mọi thay đổi trong quá trình thi công đều được tính vào chi phí phát sinh. Do đó, Anh/Chị hãy thống nhất bản vẽ thiết kế với nhà thầu ngay từ ban đầu nhằm tiết kiệm được chi phí, hạn chế các vấn đề phát sinh

Chốt bản vẽ thiết kế càng sớm càng tránh được các vấn đề phát sinh

7. Lựa chọn gói thi công

Kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm được thể hiện rõ ràng nhất thông qua việc lựa chọn các gói thi công phù hợp. Các hình thức thi công, gói thi công thường được sử dụng phổ biến trong quá trình xây dựng như:

- Mua vật tư và thuê nhân công xây dựng

- Lựa chọn dịch vụ xây dựng phần thô và nhân công hoàn thiện

- Lựa chọn dịch vụ xây nhà trọn gói giúp tiết kiệm thời gian lẫn chi phí

8. Chọn thời gian và địa điểm thi công

Thời điểm xây nhà cũng góp phần ảnh hưởng rất lớn đến chi phí xây nhà. Trong quá trình thi công xây dựng, chọn thời tiết khô ráo là cô cùng cần thiết, góp phần đẩy nhanh tốc độ thi công xây dựng.

Mùa khô sẽ giúp cho việc hoàn thiện các hạng mục được nhanh hơn

Vào mùa khô, các loại vật tư cũng được bảo quản tốt như việc giữ khô ráo cho xi măng, cát xây dựng, đảm bảo cho gỗ không bị mối mọt, tường không bị ẩm ướt. Giúp đội thợ có thể thi công dễ dàng và nhanh chóng đạt được tiến độ công trình

Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng vật tư mà giá cả thường sẽ tăng cao. Các mặt tường thì hay xảy ra tình trạng rạn nứt ảnh hưởng đến công trình, phải thường xuyên tưới nước nhằm đảm bảo độ ẩm và tăng độ kết dính cho xi măng

9. Chọn nơi mua vật tư giá rẻ

Để xây nhà tiết kiệm chi phí, Anh/Chị cần chọn nơi mua vật tư giá rẻ. Chỉ cần chỉ chịu khó bỏ chút thời gian để khảo sát và so sánh các cửa hàng vật liệu xây dựng để mua được với mức giá tốt nhất. Đồng thời, cũng có thể lựa chọn một cửa hàng gần nhà nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển.

Nếu không có nhiều kinh nghiệm, Anh/Chị có thể nhờ vào sự giúp đỡ của các đội thi công hoàn thiện để chọn lựa được cửa hàng phù hợp.

Trong quá trình mua vật tư xây dựng, Anh/Chị cần tính toán đủ khối lượng vật tư. Thương thảo mức giá phù hợp và chỉ nên lấy đủ số lượng vật tư cần thiết.

Lựa chọn nơi mua vật tư giá rẻ giúp gia chủ tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể

10. Mướn người giám sát thi công

Nếu không tìm một nhà thầu chất lượng và hoàn toàn tin tưởng họ, Anh/Chị nên thuê cho mình một người giám sát công trình, giám sát các hạng mục công việc.

Hoặc Anh/Chị cũng có thể tận dụng sức mình, dành nhiều thời gian hơn trong việc giám sát tiến độ hoàn thiện. Cũng có thể nhờ sự giúp đỡ của gia đình, người thân, người đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng để trông coi công trình, tiến độ công trình.

Trực tiếp giám sát công trình hoặc nhờ đến bạn bè là cách tiết kiệm kinh phí xây nhà hiệu quả

Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, Anh/Chị nên lựa chọn một nhà thầu uy tín, tận tâm. Đảm bảo luôn đúng theo cam kết chất lượng công trình xây dựng

Kiến Tâm, nhà thầu xây dựng luôn được khách hàng đánh giá cao thông qua các công trình hoàn thiện. Nơi luôn đồng hành cùng Anh/Chị để đưa ra các giải pháp xây dựng tốt nhất, phù hợp nhất nhằm tiết kiệm tối đa chi phí xây nhà.

Trên đây là những kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm chi phí nhất. Hy vọng qua bài viết, Anh/Chị sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để ứng dụng đối với căn nhà của mình.

Bài viết khác

Xây nhà 100m2 giá bao nhiêu: cách tính chi ph...

Chi phí để xây nhà 100m2 giá bao nhiêu hiện nay là bao nhiêu? Câu trả ...

Chi phí để xây nhà 3 tầng 50m2 hết bao nhiêu ...

Xây nhà 3 tầng 50m2 hết bao nhiêu tiền? Làm thế nào để tính toán chi p...

Kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm nhưng vẫn đẹp v...

Tổng hợp kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượ...

Xây nhà 2 tầng 30m2 hết bao nhiêu tiền?

Xây nhà 2 tầng 30m2 hết bao nhiêu tiền? Những lưu ý khi xây dựng nhà 2...

Bình luận (0)

Bạn có thể để lại bình luận tại đây